Tìm hiểu ưu, nhược điểm của máy GPS 2 tần số
Đối với những người làm việc trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực địa chất, xây dựng, cầu đường thì máy GPS RTK là không thể thiếu trong quá trình đo đạc địa hình với độ chính xác cao. Ngày nay, bên cạnh những dòng GPS 1 tần số rất phổ biến thì những dòng GPS RTK 2 tần số lại khá nổi bật với những tính năng ưu việt của mình. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ưu, nhược điểm của máy GPS 2 tần số này nhé.
Ưu và nhược điểm của máy GPS 2 tần số
Cách thức
hoạt động của máy GPS RTK 2 tần số
Máy đo động thời gian thực (Real –
Time Kinematic) hay còn gọi là máy GPS RTK là một sản phẩm thực hiện nhiệm vụ
thu tín hiệu vệ tinh, từ đó chuyển đổi tín hiệu từ các vệ tinh thành một vị trí
cụ thể trên trái đất. Lượng tín hiệu mà máy có thể theo dõi được sẽ phụ thuộc vào
số lượng các vệ tinh mà máy GPS RTK tương thích với, có thể kể đến như GPS,
Galileo, Glonass hoặc Beidou.
Máy GPS 2 tần số là dòng máy được cải tiến với khả
năng nhận hai tín hiệu ở hai tần số khác nhau từ cùng một vệ tinh. Điều này đã
mang đến rất nhiều ưu điểm trong quá trình hoạt động cũng như kết quả đo đạc mà
dòng máy này mang lại.
Để tiến hành đo đạc bằng máy GPS RTK
2 tần số, các kỹ sư cần 2 thiết bị thu tín hiệu GPS chuyên dụng. Theo đó:
- Một thiết bị cố định gọi là trạm
Base với nhiệm vụ thu tín hiệu của nhiều vệ tinh ở nhiều dải tần khác nhau cùng một lúc, nhằm
mục đích đảm bảo tính chính xác. Sau đó, tiến hành truyền tín hiệu điều chỉnh
tới trạm Rover.
- Một thiết bị di động tới các điểm
cần đo gọi là trạm Rover. Bên cạnh nhiệm vụ thu tín hiệu vệ tinh từ trạm Base,
thì trạm này còn có chức năng điều chỉnh tín hiệu thu được, sau đó tiến hành so
sánh và tính toán, từ đó đưa ra kết quả với mức sai số thấp nhất cho phép đo.
Máy GPS 2 tần số được ứng dụng rộng rãi hiện nay
Ưu, nhược
điểm của máy GPS RTK 2 tần số
Ưu điểm
Việc sử dụng những máy
GPS 2 tần số được đánh giá cao bởi những tính năng mà nó mang lại như:
- Đối với công tác điều tra trắc địa
đòi hỏi đảm bảo độ chính xác trong quá trình đo đạc thì việc áp dụng công nghệ
đo đạc bằng các dòng máy GPS 2 tần số giúp người dùng có thể hoàn toàn yên tâm
về độ chính xác của các kết quả đo được.
- Với khả năng đo đạc các chi tiết ở
khoảng cách lớn, máy GPS 2 tần số mang đến sự thuận tiện ở những địa hình rộng,
điều này giúp các nhà thầu có thể tiết kiệm được từ 30 – 50% nhân lực và 30 –
35% thời gian khảo sát đo đạc.
- Người dùng còn có thể tích hợp máy GPS RTK 2 tần số với nhiều thiết bị khác như thiết
bị điện tử, máy thủy lực,… với mục đích tăng độ chính xác cũng như nâng cao
hiệu quả làm việc trong quá trình công tác trắc địa.
- Số liệu đo đạc thu được bằng GPS 2
tần số đều ở dạng số và có thể xuất ra theo nhiều định dạng khác như csv, dat,
txt,… giúp cho việc đọc dữ liệu và lưu trữ dữ liệu được dễ dàng hơn.
Đo đạc bằng máy GPS 2 tần số
Nhược điểm
Bên cạnh những tính năng ưu việt của
mình so với phương pháp đo đạc truyền thống thì việc sử dụng máy GPS 2 tần số cũng có những nhược điểm như:
- Giá thành đầu tư mua bộ máy ban đầu rất cao. Theo đó, một bộ máy GPS RTK 2 tần số đầy đủ các phụ kiện có giá dao động khoảng từ 150 – 500 triệu đồng tùy dòng máy.
- Quá trình đo đạc cũng phụ thuộc khá nhiều vào tín hiệu sóng và địa hình đo.